Thứ Sáu, 12 tháng 10, 2007

Lịch sách tử vi, lịch Block cạnh tranh tá lả

Lê La

Kể từ năm nay, ông “tử vi gia” Nhựt Thanh coi như không còn là “thầy” độc quyền cho vụ in lịch block, lịch tử vi, lịch linh tinh nữa…Vì nhiều thứ lịch kiểu tương tợ đã bị các cơ sở báo chí, các nhà báo tên tuổi trong làng báo Việt xúm vào kiếm ăn tá lả.
Một trận chiến…lịch đang diễn ra tuy âm thầm, nhưng vô cùng khốc liệt.
Không biết do ai xúi bẩy là làm lịch có ăn lắm. Kiểu cứ in giấy ra tiền, nên năm nay, Nhật báo Người Việt đã cho xuất bản (sớm nhất) cuốn “Lịch Sách Tử Vi Nhân Quang-Năm Bính Tuất 2006”, giá bán lẻ là $20.00. Bỏ quên vai trò chính là thông tin, chữ nghĩa của mình, Nhật báo Người Việt đã dành nhiều trang báo màu để quảng cáo tối đa cho sản phẩm “Lịch sách tử vi” của mình. Chưa kể dành nhiều bài viết cho ông Nhân Quang giải thích linh tinh, chứng minh tá lả là Tử vi là môn…khoa học!
Nhờ vào “sức mạnh truyền thông”, nên việc quảng cáo trên chính diễn đàn của mình, Sách tử vi của Người Việt, theo thăm dò của Việt Weekly tại các sạp báo bán sỉ, các tiệm sách, hiện đang dẫn đầu số bán.
Một nguồn tin bên trong cho biết, số lượng bán ra của lịch sách này, tới nay đã lên tới khoảng 5,000 cuốn, vừa bỏ mối, vừa bán lẻ.
Trong khi đó, lịch sách tử vi do ông “thầy lại cái” Nhựt Thanh chủ trương, thì bị sụt xuống hạng 2. Lịch Nhựt Thanh được tiếng là lâu năm, cứ theo công thức cũ mà làm, tuy nhiên, cũ thì cũ, nhưng giá bán $25.00, không cạnh tranh lại với Người Việt. Mặt khác, vì không có phương tiện “sức mạnh truyền thông”, nên phần quảng cáo không có, nên…thua.
Ở một mặt trận khác, một lịch sách tử vi khác của nhà báo Tuyết Sĩ Nguyễn Minh Phương cũng đã in xong, nhưng không biết vì lý do gì, chưa thấy tung ra thị trường, nên không thể đánh giá được mãi lực tiêu thụ ra sao. Nhiều nhà bình luận thị trường cho biết, loại lịch sách tử vi, nói chung, cuốn nào cũng vậy, chỉ có thể tiêu thụ được trong vòng 1 tháng trước Tết, sau đó, xem như đổ vào thùng rác hết. Bên cạnh lịch sách tử vi, nhà báo Tuyết Sĩ Nguyễn Minh Phương còn tung ra cuốn “Lịch block cầm tay 365 ngày-Tấn Tài Lộc”, có coi luôn tử vi 12 con giáp, hình thức như một cuốn lịch bóc hàng ngày, giá bán lẻ là $6.00. Theo nhận định của cuộc thăm dò, cuốn lịch này bán cũng chậm, lý do không ai biết, thiếu quảng cáo và nhất là sự nhầm lẫn với các loại lịch Block thường tặng miễn phí tại các chợ trong dịp đầu năm.
Nói tóm lại, thị trường lịch sách tử vi năm nay có những biến động lớn, do sự “chạy đua” của các thế lực báo chí, của các nhà báo với nhau. Lịch sách Tử Vi, vốn được xem là một món quà xuân ý nghĩa, đánh vào tâm lý mê tín thần quyền, dị đoan của người Việt, giới truyền thông tại quận Cam sử dụng tối đa “sức mạnh truyền thông” của mình để tung ra sản phẩm và thu lợi. Còn nội dung của quyển nào thì cũng…vậy vậy mà thôi. Cứ có đài, có báo, quảng cáo cho mạnh là bán được. Còn không có đài, không có báo,…ngáp ngáp là chuyện thường.

Lịch năm 2008: Không được phép cung cấp số liệu sai!

- Chúng ta đã để người dân nhầm lẫn vì tra phải lịch nước ngoài bán tràn lan trên thị trường và nay lại tiếp tục để lộn xộn với lịch Việt Nam!



Đọc bài "Lịch Việt Nam 2008: Cọc cạch về tiết khí", tôi cho rằng, không thể biện minh cho việc cung cấp số liệu lịch sai với bất cứ lý do nào, dù rằng đó là số liệu đã được xét duyệt hay chưa được xét duyệt, đã được đóng dấu đỏ hay chưa được đóng dấu đỏ!

Số liệu lịch ít nhiều thể hiện bộ mặt khoa học, văn hoá của một quốc gia nên không thể làm tuỳ tiện theo ý một số người. Khi công bố cho cả nước, các sự kiện lịch sử sau này sẽ được ghi chép theo lịch hiện hành và cái sai sẽ tồn tại mãi mãi. Chúng ta đã để người dân nhầm lẫn vì tra phải lịch nước ngoài bán tràn lan trên thị trường và nay lại tiếp tục để lộn xộn với lịch Việt Nam! Đã có thắc mắc từ nhiều người dân, thậm chí gửi đến cả Thủ tướng để hỏi về lịch và hiển nhiên mọi người sẽ đặt câu hỏi: Các cơ quan khoa học và quản lý làm gì nhiều năm nay với mỗi một vấn đề tưởng chừng như không có gì phức tạp này? Và trách nhiệm thuộc về ai?

Trở lại vấn đề số liệu tiết khí cọc cạch mà bài báo đã nêu, tôi xin giải thích thêm ở đây để độc giả không chuyên được rõ. Số liệu lịch Âm Dương gồm 2 phần chính: Ngày tháng Âm lịch và tiết khí. Để tính Âm lịch, cần phải tính ngày mồng 1 đầu tháng, biết ngày đầu các tháng thì sẽ biết các ngày tiếp theo, còn muốn biết đó là tháng mấy, có nhuận hay không thì cần phải tính tiết khí. Chẳng hạn điểm Đông chí luôn luôn rơi vào tháng 11 âm, có thể lấy đây làm căn cứ để đánh số các tháng âm khác.

Khi không tính chính xác tiết khí thì không tính được Âm lịch, do vậy, ở ta, có rất nhiều sách lịch sao chép hay gọi là "biên soạn" từ các tài liệu bên ngoài đều không chỉ rõ số liệu tiết khí. Chính vì không hiểu rõ cách tính cũng như bản chất của tiết khí trong lịch Âm Dương nên đã dẫn đến một số phát biểu không đúng về khái nhiệm này, chẳng hạn, việc cải tiến hay thay đổi tiết khí sẽ vô hình chung làm thay đổi âm lịch mà chúng ta đang sử dụng hiện nay!

Số liệu về tiết khí trong các sách lịch đang lưu hành ở ta khá lộn xộn, có sách không ghi ngày tiết khí mà chỉ đề cập chung chung, có sách chỉ ghi ngày tiết mà không ghi giờ chuyển tiết, có sách ghi số liệu tiết khí chính xác trong phạm vi 2 giờ, có sách ghi chính xác đến phút nhưng theo theo giờ Bắc Kinh và thậm chí các sách cùng in tiết khí theo giờ Trung Quốc cũng sai lệch nhau rất nhiều, đến hàng tiếng…

Để khắc phục tình trạng này, trong cuốn "Lịch Việt nam thế kỷ XX-XXI, 1901-2100" (Nxb Văn hoá Thông tin, 2005), chúng tôi đã công bố giờ chuyển tiết chính xác đến phút theo giờ Việt Nam cho các độc giả quan tâm, nhất là những người nghiên cứu Cổ học Phương đông như là Thời châm sử dụng. Căn cứ để chúng tôi mạnh dạn đưa ra các số liệu này là các mô hình, phương pháp thiên văn hiện đại được sử dụng trong tính toán, là dựa trên hàng ngàn sự đối chiếu, so sánh với các kết quả đáng tin cậy khác (như của Đài Thiên văn Naval, Hoa Kỳ).




Cụ thể bảng sau trình bày số liệu tính toán một số giờ chuyển tiết của chúng tôi và của Đài thiên văn Naval trong năm 2008 sắp tới (theo giờ Việt Nam):

Tiết khí
Ngày/Tháng
Naval
Kết quả của chúng tôi

Xuân phân
20/03
12 giờ 48ph
12 giờ49ph

Hạ chí
21/06
06 giờ59ph
07 giờ 00ph

Thu phân
22/09
22 giờ 44 ph
22 giờ 45 ph

Đông chí
21/12
19 giờ 04 ph
19 giờ 04 ph



Không chỉ riêng chúng tôi mà anh Hồ Ngọc Đức ở Cộng hoà Liên bang Đức (http://www.informatik.uni-leipzig.de/) hay GS. Edward M. Reingold, một chuyên gia hàng đầu thế giới về lịch (Professor Edward M. Reingold, Illinois Institute of Technology, Chicago, U.S.A.) trong thư gửi gần đây cho chúng tôi cũng công bố các kết quả tương tự. Về 2 tiết cọc cạch mà Trung tâm Thông tin Tư liệu cung cấp cho các nhà xuất bản thì kết quả của chúng tôi và của anh Hồ Ngọc Đức là:

Tiết khí
Ngày/Tháng
Kết quả của chúng tôi
Hồ Ngọc Đức

Đại hàn
20/01
23 giờ giờ 44ph
23 giờ43ph

Cốc vũ
19/04
23 giờ52ph
23 giờ 50ph



Có thể thấy, do thời điểm chuyển tiết rơi vào gần nửa đêm nên các tính toán cũ kém chính xác hơn đã nhầm sang ngày hôm sau! Đây không phải là sai sót duy nhất nhưng đối với những việc đã xảy ra trong quá khứ thì chúng ta đành chấp nhận sự thật lịch sử, còn đối với số liệu tương lai như năm 2008 thì không thể bỏ qua! Không lẽ vì thiếu một Hội đồng xét duyệt, thiếu con dấu đỏ mà chúng ta vẫn chấp nhận các số liệu kém chính xác (Hội đồng khoa học cuối cùng xét duyệt về lịch là năm 1992)! Và điều trái khoáy này đã diễn ra gần 10 năm nay ở Ban Lịch Nhà nước (nay gọi là Phòng Nghiên cứu Lịch), thật sự không hiểu nổi các nhà quản lí?

Trần Tiến Bình
(Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam)
Chuyên đề Lịch:


Việt Báo (Theo_VietNamNet)

Hệ số can chi và lục thập hoa giáp

Hệ số can chi:



Hệ số quan trọng nhất trong lịch pháp phương Đông là hệ số 10 (thập can), hệ số 12 thập nhị chi, hệ số 60 tức lục thập hoa giáp, 6 chu kỳ hàng chi kết hợp với 10 chu kỳ hàng can 6x10=60 (lục giáp).



Thập can( tức là 10 thiên can): theo thứ tự:



1 - Giáp
2 - Ất
3 - Bính
4 - Đinh
5 - Mậu

6 - Kỷ
7 - Canh
8 - Tân
9 - Nhâm
10 - Quý




Thập nhị chi (12 địa chi): theo thứ tự:





1 - Tý
2 - Sửu
3 - Dần
4 - Mão
5 - Thìn
6 - Tỵ

7 - Ngọ
8 - Mùi
9 - Thân
10 - Dậu
11 - Tuất
12 - Hợi




Can chi nào là số lẻ là dương, can chi nào là số chẵn là âm. Dương can chỉ kết hợp với dương chi, âm can chỉ kết hợp với âm chi.



Sự kết hợp hàng can với ngũ hành và tứ phương



Giáp
: Dương mộc
Phương Đông

Ất
: Âm mộc
Phương Đông

Bính
: Dương hoả
Phương Nam

Đinh
: Âm Hoả
Phương Nam

Mậu
: Dương Thổ
Trung ương

Kỷ
: Âm thổ
Trung ương

Canh
: Dương Kim
Phương Tây

Tân
: Âm Kim
Phương Tây

Nhâm
: Dương Thuỷ
Phương Bắc

Quý
: Âm Thuỷ
Phương Bắc




Sự kết hợp hàng chi với ngũ hành và tứ phương:



Hợi
: Âm Thuỷ
Phương Bắc


: Dương Thuỷ
Phương Bắc

Dần
: Dương mộc
Phương Đông

Mão
: Âm mộc
Phương Đông

Ngọ
: Dương hoả
Phương Nam

Tỵ
: Âm Hoả
Phương Nam

Thân
: Dương Kim
Phương Tây

Dậu
: Âm Kim
Phương Tây

Sửu
: Âm thổ
Phân bố đều bốn phương

Thìn
: Dương Thổ
Phân bố đều bốn phương

Mùi
: Âm thổ
Phân bố đều bốn phương

Tuất
: Dương Thổ
Phân bố đều bốn phương




Can chi tương hình, tương xung, tương hại, tương hoá, tương hợp;



Tương hình(xấu) (chỉ tính hàng chi):



Trong 12 chi có 8 chi nằm trong 3 loại chống đối nhau:



1.Tý và Mão Chống nhau

2. Dần, Tỵ và Thân Chống nhau

3. Sửu, Mùi và Tuất Chống nhau



Và hai loại tự hình: Thìn chống thìn, Ngọ chống Ngọ (chỉ có Dậu và Hợi là không chống ai)



Tương xung (xấu) hàng can có 4 cặp tương xung (gọi là tứ xung).



Giáp (Phương Đông) xung với Canh (Phương Tây) đều Dương



Ất (Phương Đông) xung với Tân (Phương Tây) đều Âm.

Bính (Phương Nam) xung với Nhâm(Phương Bắc) đều Dương.

Đinh (Phương Nam) xung với Quý (Phương Bắc) đều Âm.



Hàng chi có 6 cặp tương xung (gọi là lục xung):



1 - Tý xung
7 - Ngọ (đều Dương và Thuỷ Hoả xung khắc)

2 - Sửu xung
8 - Mùi (đều Âm)

3 - Dần xung
9 - Thân (đều Dương và Kim Mộc xung khắc)

4 - Mão xung
10 - Dậu (đều Âm và Kim mộc xung khắc)

5 - Thìn xung
11 -Tuất (đều Dương)

6 - Tỵ xung
12 - Hợi (đều Âm và Thuỷ Hoả xung khắc)




Phương Đông Tây Nam Bắc đối nhau.
Khí tiết nóng lạnh khác nhau.


o Tương hại (xấu) có 6 cặp hàng chi hại nhau:



1. Tý - Mùi
2. Sửu – Ngọ
3. Dần - Tỵ

4. Mão - Thìn
5. Thân - Hợi
6. Dậu - Tuất



o Tương hoá (tốt) theo hàng can có 5 cặp tương hoá (đối xứng nhau).



1. Giáp-Kỷ hoá Thổ (âm dương điều hoà).

2. Ất-Canh hoá Kim (âm dương điều hoà).

3. Bính-Tân hoá Thuỷ (âm dương điều hoà).

4. Đinh-Nhâm hoá Mộc (âm dương điều hoà).

5. Mậu-Quý hoá Hoả (âm dương điều hoà).



Tuy phương đối nhau nhưng một âm một dương, âm dương điều hoà trở thành tương hoá, hoá để hợp.



o Tương hoá (tốt): Trong 12 chi có hai loại: lục hợp và tam hợp.



Lục hợp:



Tý và Sửu hợp Thổ.

Dần và Hợi hợp Mộc.

Mão và Tuất hợp Hoả.

Thìn và Dậu hợp Kim.

Thân và Tỵ hợp Thuỷ.

Ngọ và Mùi : thái dương hợp thái âm.



Thuyết “ Tam mệnh thông hội” giải thích rằng: hễ hoà hợp, âm dương tương hoà, thì khí âm khí dương hợp nhau. Tý, Dần, Thìn, Ngọ, Thân, Tuất là 6 dương chi gặp Sửu, Mão, Tỵ, Mùi, Dậu, Hợi 6 âm chi. Một âm một dương hoà hợp với nhau.



Tam hợp có 4 nhóm : cách 3



1. Thân Tý, Thìn hợp Thuỷ.

2. Hợi, mão, Mùi hợp mộc.

3. Dần, Ngọ, Tuất hợp Hoả.

4. Tỵ, Dậu, Sửu hợp Kim.

Thuyết âm dương ngũ hành

Âm dương:


Âm dương không phải là vật chất cụ thể, không gian cụ thể mà thuộc tính của mọi hiên tượng mọi sự vật, trong toàn thể vũ trụ cũng như trong từng tế bào, từng chi tiết.


Âm dương là hai mặt đối lập: Mâu thuẫn - Thống nhất, chuyển hoá lẫn nhau, dựa vào nhau mà tồn tại, cùng triệt tiêu thay thế nhau. Trong dương có mầm mống của âm, ngược lại trong âm có mầm mống của dương. Trong tất cả các yếu tố không gian, thời gian, vật chất ý thức đều có âm dương. Âm dương không những thể hiện trong thế giới hữu hình kể cả vi mô và vĩ mô mà còn thể hiện cả trong thế giới vô hình, hay gọi là thế giới tâm linh như tư duy, cảm giác, tâm hồn …từ hiện tượng đến bản thể..


Ngũ hành:


Có 5 hành: Hoả (lửa), Thổ (Đất), Kim (Kim loại), Thuỷ (nước, chất lỏng). Mộc (cây cỏ). Theo quan niệm cổ xưa thì mọi vật chất trong vũ trụ đầu tiên do 5 hành đó tạo nên.


Ngũ hành có quy luật sinh, khắc chế hoá lẫn nhau. Để bạn đọc dễ hiểu, dễ nhớ chúng tôi xin trình bày luật tương sinh, tương khắc dưới dạng mấy câu ca dao sau:


Ngũ hành sinh:

Ngũ hành sinh thuộc lẽ thiên nhiên:

Nhờ nước cây xanh mới mọc lên (Thuỷ sinh mộc- màu xanh)

Cây cỏ làm mồi nhen lửa đỏ (Mộc sinh hoả- màu đỏ)

Tro tàn tích lại đất vàng thêm (Hoả sinh thổ: Màu vàng)

Lòng đất tạo nên kim loại trắng ( Thổ sinh kim: màu trắng)

Kim loại vào lò chảy nước đen (Kim sinh thuỷ- màu đen)



Ngũ hành khắc:


Ngũ hành tương khắc (lẽ xưa nay)

Rễ cỏ đâm xuyên lớp đất dày ( Mộc khắc thổ: Tụ thắng tán)

Đất đắp đê cao ngăn lũ nước (Thổ khắc Thuỷ: Thực thắng hư)

Nước dội nhanh nhiều tắt lửa ngay (Thuỷ khắc hoả: chúng thắng quả, nhiều thắng ít)

Lửa lò nung chảy đồng, chì, thép (Hoả khắc kim: Tinh thắng kiên)

Thép cứng rèn dao chặt cỏ cây ( Kim khắc mộc: cương thắng nhu).


Ngũ hành chế hoá:


Chế hoá là ức chế và sinh hoá phối hợp nhau. Chế hoá gắn liền cả tương sinh và tương khắc. Luật tạo hoá là: mọi vật có sinh phải có khắc, có khắc sinh, mới vận hành liên tục, tương phản tương thành với nhau.


Mộc khắc Thổ thì con của Thổ là Kim lại khắc Mộc

Hoả khắc Kim thì con của Kim là Thuỷ lại khắc Hoả

Thổ khắc Thuỷ thì con của Thuỷ là Mộc lại khắc Thổ

Kim khắc Mộc thì con của mộc là Hoả lại khắc Kim

Thuỷ khắc Hoả thì con của Hoả là Thổ lại khắc Thuỷ


Nếu có hiên tượng sinh khắc thái quá không đủ, mất sự cân bằng, thì sẽ xảy ra biến hoá khác thường. luật chế hoá duy trì sự cân bằng: bản thân cái bị khắc cũng chứa đựng nhân tố (tức là con nó) để chống lại cái khắc nó.

Tính chất các sao và thuyết “thiên nhân tương ứng”

Ngày giờ nào tốt hay xấu? Tốt xấu đối với việc gì? Tuỳ thuộc vào tính chất của các ngôi sao ngự trị trái đất trong ngày giờ đó, những sao có sẵn trong thiên văn học cổ đại, nhưng cũng có nhiều ngôi sao ước lệ, tuỳ theo tính chất và quy luật vận hành mà đặt tên.


Trong thuật chiêm tinh có tên chung gọi là “Thần sát” (Sát đồng nghĩa với tinh=Sao). Theo chu kỳ vận hành, Thần sát có 3 loại:

Niên Thần Sát (Theo chu kỳ năm: năm nào chiếu vào ngày nào).

Nguyệt thần sát ( Tháng nào chiếu vào ngày nào trong tháng).

Nhật thần sát (Ngày nào cũng có nhưng mỗi ngày chiếu vào một giờ).

Người xưa hình dung mỗi ngôi sao trên một bầu trời do một vị thần cai quản dưới sự điều khiển chung của ông trời.


Về tính chất mỗi sao một khác đối với từng việc và có mức độ khác nhau, đại thể chia ra làm 2 loại: Cát tinh (sao tốt) và hung tinh (sao xấu). Trong thiên văn học cổ đại không có sao tốt, sao xấu, vậy căn cứ vào đâu thuật chiêm tinh quy định sao tốt hay sao xấu?


Cơ sở triết học là kinh dịch, là thuyết “Thiên nhân tương ứng” (mối quan hệ giữa Trời và Đất và con người, giữa con người và vạn vật trong vũ trụ ), là luật âm dương ngũ hành xung hợp, sinh khắc, chế hoá lẫn nhau, thêm vào đó là tín niệm tôn giáo: Mọi hoạ phúc trên đời đều do một lực siêu nhiên có uy quyền sắp xếp.Nhưng thuật chiêm tinh không hoàn toàn lệ thuộc vào số phận mà luôn phát huy chủ thể của con người. Mọi việc của mình, vì mình phải luôn do mình chủ động gánh vác, chịu trách nhiệm, tìm đến việc chọn ngày giờ để nắm đúng thời cơ, hợp ý trời, thuận lòng người ( Theo thuyết “Thiên nhân tương ứng”).

Phải chăng tục chọn ngày chọn giờ chỉ tồn tại ở nước ta và các nước nông nghiệp lạc hậu ?

Việt Nam, Trung Quốc thời xưa chỉ sống về nông nghiệp. Ngày nay nước ta vẫn chưa thoát khỏi nền nông nghiệp lạc hậu. Cái ăn, cái mặc, nơi ở thuộc bản năng sinh sống của con người. Vì vậy, lịch pháp và thiên văn học cổ đại cảu Trung Quốc và Phương Đông nói chung rất chú trọng đến thời tiết. Đặc biệt lịch tiết khí, lịch mặt trăng là loại lịch độc đáo chủ yếu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Thuật chiêm tinh cũng vậy. Xin chỉ dẫn ra đây một loạt công việc dựa vào Thuật chiêm tinh để tìm ra ngày tháng tốt lành.
Săn bắn: Ngày vào rừng, ngày tế Sơn tinh, Bạch hổ, ngày phạt mộc, ( ngày đốn cây làm chòi, làm lán, ngày lui rời sơn trại, mùa thu hái, mùa đốn củi, săn bắn...)

Đánh bắt cá: Ngày hành thuyền thả lưới, ngày tế thần hà bá.

Trồng trọt: Ngày ươm giống, ngày gieo mạ, ngày cấy, ngày gặt, ngày lế thần nông, ngày cúng cơm mới, ngày nhập kho, ngày nạp lương...

Chăn nuôi: Ngày làm chuồng, ngày mua giống lợn, bò dê ngựa chó méo, ngày lót ổ cho gà đẻ, ngày bắt đầu nuôi tằm, ngày kéo tơ, ngày lấy mật ong, ngày san tổ ong....

Tất nhiên thời nay người ta không chọn tất cả những ngày nói trên nữa, liệt kê ra để chứng minh: sản xuất nông nghiệp rất gắn bó với Thuật chọn ngày.

Các nước Công nghiệp tiên tiến, cũng có tục chọn ngày: 12 chòm sao trên đường Hoàng đạo theo thiên văn học phương Tây, đối chiếu với 12 trực và nhị thập bát tú của phương Đông có những nét tương tự, cách đặt tên các sao theo tên các thiên thần tuy không giống phương Đông nhưng cũng là Thần sát.

Qua bài “ trong con số có điều gì thần bí” ta thấy số 13 là con số kiêng kỵ của nhiều nước phương Tây.

Theo Lưu- Đạo –Siêu: nhân vật sùng tín thuật chọn ngày tiêu biểu nhất là tổng thống Mỹ Rigân. Lịch công tác cả năm của Rigan dựa vào ngày do một nhà nữ chiêm tinh vạch sẵn: Ngày tốt; mầu lục, ngày trung bình: màu vàng, ngày xấu: màu đỏ. Căn cứ vào đó mà chánh văn phòng Tổng thống đặt lịch công tác: ngày nào đi nước ngoài, ngày nào lên máy bay, ngày nào ký các hiệp ước, ngày nào tiếp khách bình thường, ngày nào phải hoàn toàn nghỉ việc.

Thuật chiêm tinh trung quốc

Nước ta cũng như các nước Phương Đông, chịu ảnh hưởng của nền văn hoá Trung Quốc, vì vậy trước khi nghiên cứu lịch Vạn niên của ta, không thể bỏ qua lịch vạn niên Trung Quốc.


Trên ba nghìn ươm giống nảy mầm:


Sở dĩ gọi là thuật chiêm tinh (thuật đoán sao), vì các thuật sĩ dựa vào thiên văn học cổ đại, nhìn sao trên trời mà đoán việc đời. Việc đời có tốt, có xấu, có rủi, có may, muốn biết trước phải dựa vào Thuật số. Cơ sở của thuật số là thuyết âm dương ngũ hành kết hợp với dịch lý trong Kinh dịch và kết hợp khéo léo với các yếu tố tự nhiên khác quy định trong lịch pháp thiên văn cổ đại. Vì vậy, các nhà chiêm tinh cũng được gọi là các nhà “âm – dương”.


Theo Lưu-Đạo-Siêu (Giáo sư sử học Trung Quốc)Thuật số đã được hình thành ở Trung Quốc khoảng 3000 năm trước Công Nguyên. Đến thời nhà Hán (206TCN-220)đã hình thành một tầng lớp thuật sĩ chuyên nghiệp với trên 20 thuyết khác nhau.


Chuyện Hán Vũ Đế với các nhà chiêm tinh


“Sử ký- Nhật giả liệt truyện” có ghi lại câu chuyện sau đây:

Hán Vũ Đế (năm 23-56 sau CN) triệu các nhà chiêm tinh hỏi ngày, tháng x, cưới vợ được hay không?Người theo thuyết ngũ hành bảo được, người theo thuyết “Kham dư” bảo không được, người theo thuyết “Kiến trừ” bảo xấu, người theo thuyết “Tùng thời” bảo rất xấu, người theo thuyết “Lịch gia” bảo hơi xấu, người theo thuyết”Thiên thân” bảo tốt vừa, người theo thuyết “thái nhất” bảo đại cát. Tranh cãi nhau hồi lâu, đỏ mặt tía tai không ai chịu ai. Cuối cùng Hán Vũ Đế phán: Mọi điều nên hay kiêng, phải lấy thuyết “Ngũ hành” là chính, kết thúc buổi tranh luận. Kế từ đó thuyết ngũ hành được phát triển.


Lời bình của Tân Việt:


Qua câu chuyện trên ta thấy hai ngàn năm về trước đã có nhiều thuyết như vậy, chỉ mỗi vấn đề đơn giản, mà mỗi người trả lời một phách huống gì qua mỗi thời, ta lại có những thuyết mới trồng lên thuyết cũ, cho nên các thầy thuật số bài bác nhau, “Sư nói sư phải, vãi nói vãi hay”.

Tiền thân của lịch vạn niên Trung Quốc:


Lịch pháp định do vua ban đã có từ thời xưa khoảng 3000 năm trước công nguyên ( không có thời điểm xác định vì không còn có cứ liệu lịch sử).


Ta chỉ biết cuốn hoàng lịch xa xưa nhất đã được phát hiện là cuốn Hoàng lịch năm Bính Tuất năm thứ tư triều Đồng Quang nhà Hậu đường (926). trong lich thư đó đã ghi đầy dủ theo các mục lịch pháp định thông thường, ngoài ra còn ghi ngày nào thuộc trực gì và các việc nên làm, nên tránh từng ngày (theo Lưu đạo Siêu).


Từ thời nhà Hán đến nhà Thanh, trên thị trường nảy nở đến hàng trăm thuật thuyết. Quay vòng 60 năm Hoa giáp và 24 phương vị đã có la liệt hàng vạn tên hung tinh, cát tinh.


Vua khang Hy nhà Thanh (1662-1722) xét thấy tình trạng chọn ngày tốt xấu quá hỗn loạn, bèn triệu tập các học sĩ có tiếng trong nước thời đó, thống nhất biện luận về các loại thần sát ( hung tinh, cát tinh) soạn thành lịch thư. Từ đó giao cho một số học giả dùng làm cứ liệu soạn lịch hàng năm, còn có các loại tạp thuật nhảm nhí bị bãi bỏ. Vua Khang Hy lệnh cho nhóm học sĩ Lý- Quang- Địa biên soạn cuốn tinh lịch khảo nguyên.


Tiếp đến vua Càn Long nhà Thanh (1736-1795), lệnh cho nhóm học sĩ Doãn- Lộc, Mai- Cốc-Thành, Hà- Quốc- Tông... biên soạn cuốn Hiệp kỷ biện phương thư, nhằm bổ sung cho Tinh lịch khảo nguyên được hoàn hảo hơn. Hiệp kỷ biện phương thư phê phán những tà thuyết lưu truyền trong xã hội đương thời, đồng thời đính chính lại những sai sót trong Lịch thư cảu Toà Khâm Thiên giám.


Đến triều đạo Quang nhà Thanh (1821-1849) ( ngang với triều Minh Mạng, Thiệu Trị nhà Nguyễn nước ta) có cuốn Trạch cát hội yếu do Diêu- Thừa – Dư soạn, toàn thư gồm 4 quyển, nội dung xúc tích đầy đủ, bao hàm được những phần cơ bản của Hiệp kỷ biện phương thư.


Có thể nói 3 quyển- Tinh lịch khảo nguyên, Hiệp kỷ biện phương thư và Trạch cát hội yếu nói trên là tiền thân của lịch Vạn niên Trung Quốc.


Lịch vạn niên hình thành:

Hiệp kỷ biện phương thư là cuốn Hoàng lịch thông thư hoàn hảo nhất, nhưng là một công trình quá đồ sộ, toàn thư gồm 36 tạp, chỉ có thể dùng làm cơ sở để toà Khâm Thiên giám biên soạn lịch hàng năm. Thời xưa phương tiện thông tin đại chúng còn quá thô sơ, điều kiện ấn loát còn nhiều khó khăn, Hoànglịch ban hành với số lượng rất hạn chế, đến tay quần chúng nhân dân rất chậm, nhiều dịa phương còn phải khắc in lại, nên lịch hàng năm dễ lỗi thời, chỉ dùng được một thời gian ngẵn hoạc quá hạn phải bỏ đi. Đó là những nguyên cớ hình thành lịch vạn niên ( lịch dùng cho nhiều năm). Lịch vạn niên phải súc tích , cô đọng và thông dụng. ở trung quốc lịch Vạn niên chỉ mới ra đời khoảng triều Đạo Quang, Quang –Tự nhà Thanh (thế kỷ 19).


Giới thiệu Hiệp kỷ biện phương thư Hoàng lich triều càn long nhà Thanh(1736-1795)

Tác giả: Doãn- Lộc, Mai- Cốc-Thành, Hà- Quốc- Tông, biên soạn theo lệnh chỉ của vua Càn – Long


Toàn thư có 36 quyển:


Quyển 1 và 2 gọi là Bản nguyên: Nêu những kiến thức cơ bản về cách làm lịch gồm Hà đồ, Lạc thư, Tiên thiên bát quái của Phục Hy, hậu thiên bát quái của Chu Văn Vương, học thuyết âm dương ngũ hành, can chi, thập nhị trực, 28 sao, 24 phương vị, 24 tiết khí và căn cứ lý luận của thuật chọn ngày giờ.


Quyển 3 đến quyển 8 gọi là Nghĩa lệ: Giới thiệu tên các sao, tính chất nguồn gốc, cương vị và quy luật vận hành của các sao gộp thành 4 loại thần sát: sao vận hành theo năm, tháng, ngày, giờ


Quyển 9 gọi là lập thành: Sắp xếp các loại thần sát nói trên thành từng đồ biểu.


Quyển 10 gọi là Dụng sự: sắp xếp các sao nói trên theo việc, có đến 67 việc của Vua và Triều đình dùng, 37 việc của nhân dân dùng.


Quyển 11 gọi là Nghi kỵ: (nên chọn và nên tránh); nêu tên các sao tốt xấu đối với từng việc. Quyển này có phân biệt mức độ tốt xấu để tuỳ việc mà chọn.


Quyển 12 và 13 gọi là Công quỹ: Giới thiệu đường đi của mặt trời qua các cung Hoàng đạo, Hắc đạo, phân định thời khắc ngày đêm, phương vị mặt trời mọc, mặt trời lặn, thời khắc giao nhau giữa 24 tiết.


Quyển 14-19 gọi là Niên biểu: Xếp theo lục thập hoa giáp, cứ 10 năm là một giáp (1- giáp tý, 2- Giáp tuất, 3- Giáp thân, 4- Giáp ngọ, 5- Giáp thìn, 6- Giáp dần) mỗi giáp một quyển.


Quyển 20-31gọi là Nguyệt biểu: Mỗi tháng một quyển (chú ý: Tính tháng 60 ngày Giáp tý đến Quý hợi, không phải 30 ngày hay 29 ngày như tháng âm lịch bình thường).


Quyển 32 gọi là nhật biểu: Căn cứ theo 60 ngày hàng can,hàng chi mà tính sao tốt sao xấu của 12 thì ( Tý đến Hợi: mỗi thì 2 tiếng đồng hồ).


Từ quyển 33-36: Hướng dẫn cách sử dụng và phê phán bác bỏ những tạp thuyết khác. Trong đó quyển 35 gọi là phụ lục: nêu lên một số tạp thuật chẳng có nghĩa lý gì, nhưng thế tục còn lưu truyền. Đồng thời nêu lên một số tạp thuật khác tự hình thành những loại tên thần sát khác hẳn với thần sát truyền thống. thí dụ : “Nam, nữ cửu cung”, “Nhân thần sở tại”, “ Thái bạch du phương từng ngày”, nào là bách kỵ, ngày cúng ông táo, ngày gội đầu, ngày “ngũ tinh tu trạch” (năm họ sửa nhà). Thuyết “Chu đường giá thú”...


Quyển 36 gọi là Biện nguỵ: Tác giả vận dụng luật Vượng, tướng, hưu, từ, tử,luật xung khắc chế hoá âm dương, ngũ hành, can chi mà nêu lên những luận điểm phê phán bác bỏ những hung tinh, cát tinh, không phù hợp với luận thuyết trên. Trong quyển này có nhiều vấn đề đã bị đưa ra phê phán công kích như: “ Tháng đại lợi cho nam nữ hợp hôn”, “ 24 thần sát tuần hành trên núi”, “Dịch mã lâm quan”, “ Hoả huyết đao chiêm”, “ Nghịch huyết nhẫn” , “ ám đao sát”, “Ngày thần tại, Ngày Phục đoan, Ngày bất tường, Ngày băng tiêu”...